Người mắc bệnh tả có đặc điểm với các triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hoá. Đầu tiên là đầy bụng và sôi bụng, tiếp theo đó là tiêu chảy, lúc đầu có phân lỏng, sau chỉ toàn nước.
Bệnh nhân đi tiêu chảy liên tục, nhiều lần, phân toàn nước, nước phân đục như nước vo gạo. Số lần tiêu chảy và số lượng nước mất thay đổi tùy từng trường hợp nặng nhẹ khác nhau, có thể lên 40-50 lần/ngày, mất 5-10 lít nước/ngày.
Bên cạnh đó, người bệnh tả còn kèm theo nôn, ban đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ toàn nước trong hoặc vàng nhạt. Bệnh nhân không đau bụng, không sốt, người mệt lả, có thể bị chuột rút.
Biểu hiện tình trạng mất nước nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh…
Khi mắc bệnh tả, người bệnh cần được cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo đúng phác đồ và không nên hoạt động thể chất để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước.
1. Khi nào người bệnh tả nên tập thể dục?
Người bệnh tả chỉ nên trở lại tập luyện khi tình trạng lâm sàng ổn định và tập luyện nhẹ nhàng, vừa phải theo từng thể trạng và lời khuyên của bác sĩ.
Tuy nhiên, cũng giống với bệnh lỵ amip, hoạt động thể chất hay các bài tập luyện có tác dụng tốt với người bệnh như:
Cải thiện triệu chứng: Giúp làm giảm tiêu chảy và mệt mỏi.
Giảm nguy cơ tái phát: Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Nâng cao sức khỏe: Tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, cải thiện sức khỏe tim mạch, sức khỏe xương khớp và sức khỏe tinh thần.
2. Các bài tập giúp sức khỏe người bệnh nhanh hồi phục
– Đi bộ: Người bệnh có thể bắt đầu việc tập luyện thể dục bằng cách đi bộ nhẹ nhàng trong 30 phút mỗi ngày.
– Yoga: Các tư thế yoga nhẹ nhàng có thể giúp làm giảm đau bụng, cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt và khả năng phục hồi
+ Tư thế em bé (Balasana)
Tác dụng: Giúp thư giãn, làm giảm đau bụng
Cách thực hiện: Quỳ gối, ngồi xuống giữa hai chân sao cho mông chạm vào gót chân. Cúi người về phía trước, cho đầu nằm trên thảm. Giữ tư thế này trong 5-10 nhịp thở.
+ Tư thế con thuyền (Navasana)
Tác dụng: Tăng cường sức mạnh cơ bụng
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng phía trước.
- Từ từ nâng cả hai chân lên cao nhất có thể. Hai tay đưa thẳng ra phía trước, song song với sàn.
- Giữ tư thế này trong 5-10 nhịp thở.
+ Tư thế con mèo (Marjaryasana) và tư thế con bò (Bitilasana)
Tác dụng: Giúp thư giãn và kéo căng cơ bụng.
Cách thực hiện:
- Quỳ gối, cong lưng lên sao cho đầu hướng lên trời.
- Giữ tư thế này trong 1-2 nhịp thở. Sau đó, uốn cong lưng xuống để đầu hướng xuống sàn.
- Giữ tư thế này trong 1-2 nhịp thở. Tiếp tục thực hiện chuỗi tư thế này trong 5-10 lần.
+ Tư thế cánh cung (Dhanurasana)
Tác dụng: Giúp kéo căng cơ bụng và lưng
Cách thực hiện:
- Nằm sấp, cong hai chân, hướng lòng bàn chân lên trời.
- Dùng tay nắm lấy cổ chân, kéo cơ thể lên khỏi sàn sao cho lưng tạo thành một đường cong hình vòng cung.
- Giữ tư thế này trong 5-10 nhịp thở.
– Dưỡng sinh
+ Thở 4 thời có kê mông và giơ chân
Tác dụng: Giảm căng thẳng, cải thiện triệu chứng
Cách thực hiện: Nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông cao thấp tùy sức khoảng 5 – 8 cm, tay trái để trên bụng, tay phải để trên ngực.
+ Thời 1: Hít vào đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và căng cứng. Thời gian 4 – 6 giây (Hít ngực bụng nở).
+ Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời giơ một chân dao động qua lại, cuối thời hai hạ chân xuống. Thời gian 4 – 6 giây (Giữ hơi hít thêm). Giơ luân phiên từng chân cao khoảng 20 cm để luyện cơ bụng rắn chắc, đồng thời tăng tác dụng xoa bóp nội tạng ở thời giữ hơi.
+ Thời 3: Thở ra, tự nhiên thoải mái, không kềm, không thúc. Thời gian 4 – 6 giây (Thở không kềm thúc).
+ Thời 4: Nghỉ, thư giãn, chân tay nặng ấm. Chuẩn bị trở lại thời 1. Thời gian 4 – 6 giây.
Tập 2 lần/ngày, mỗi lần 10 – 20 hơi thở
+ Xoa trung tiêu
Tác dụng: Giảm đau bụng, cải thiện tiêu hóa
Cách thực hiện: Ngồi thòng chân, bàn tay phải nắm lại úp trên bụng, tay kia đè chụp lên. Xoa từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ 10-20 lần. Thở tự nhiên.
3. Cần lưu ý gì khi tập?
Việc tập thể dục cường độ cao hoặc trong thời gian dài có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu và suy nhược. Do đó, người bệnh tả cần bắt đầu từ từ và tăng dần cường độ, thời gian tập luyện khi cảm thấy khỏe hơn.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên uống đủ nước trước, trong và sau khi tập thể dục để tránh mất nước.
Mời bạn xem tiếp video:
Nhận biết sớm bệnh bạch hầu, căn bệnh dễ gây tử vong nếu không điều trị kịp thời | SKĐS
Nguồn: Tổng hợp
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH
- Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
- Điện thoại: 0869 111 269
- Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
- Website: DongYQuangMinh.vn