Mối – Cryptotermes Formosanus Shiraki

Mối - Cryptotermes Formosanus Shiraki

Mối

Tên khoa học: Cryptotermes formosanus Shiraki.

Tên gọi khác: Mối trắng, mối gỗ ẩm, kiến trắng.

Họ: Mối (Rhinotermitidae).

Công dụng: chữa suy nhược, gầy yếu, nhất là ở người cao tuổi.

Mối - Cryptotermes Formosanus Shiraki

Mô tả

  • Loài côn trùng cánh đều. Cơ thể gồm 3 phần phân chia: đầu, ngực, bụng, dính nhau bằng các tấm màng đệm.
  • Toàn bộ cơ thể bao bọc bởi lớp cutin rắn chắc, màu trắng đục, trừ phần giữa các đốt và các phần phụ chuyển động.
  • Phần phụ miệng rất khỏe có thể nghiền nát những vật cứng như gỗ. Hai đôi cánh giống nhau và dài bằng nhau, dạng màng.

Mối là loại côn trùng xã hội sống thành bầy đàn đông đúc, có hiện tượng phân hoá về hình dạng và cấu tạo cơ thể tuỳ theo chức năng và sự phân công của chúng như mối chúa, mối vua, mối lính, mối thợ. Trong đàn, mối chúa là con mối to lớn nhất tổ, có nhiệm vụ sinh sản. Ở mỗi tổ, thường chỉ có duy nhất một mối chúa, đôi khi có thể có nhiều mối chúa nên sức sinh sản của chúng rất lớn. Mỗi chúa to hơn mối lính và mối thợ, còn mối vua luôn túc trực bên cạnh và làm nhiệm vụ thụ tinh cho mối chúa suốt đời. Mối lính và mối thợ là mối vô sinh, không có khả năng sinh sản. Mối thợ có nhiệm vụ xây tổ và kiểm thức ăn nuôi cả tổ từ mối chúa đến mối lính. Mối lính chỉ canh gác bảo vệ tổ.

Phân bố, sinh thái

Mối rất đa dạng, có khoảng 2000 loài trên thế giới, chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ra nơi ẩm và ít ánh sáng, thường gặp trong các cây gỗ mục, trên đất vườn, đất rừng mưa nhiệt đới.

Ở đất, mối xây tổ khắp nơi: ven đường đi, bên gốc cây rừng hoặc quanh nương rẫy với hình thù rất đa dạng như hình tháp, hình vòm, hình quả lê, hình tròn, chiều cao có thể đến 12m và đường kính 3 -4 m.

Bộ phận dùng

Cả con mối, tên thuốc trong y học cổ truyền là bạch nghị, dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần hoá học

Trong mối phơi khô, có protein 36%, chất béo 44,4%, nhiều acid amin không thay thế rất cần thiết cho cơ thể, các muối K, sulfat, acid phosphoric, Zn 19,06 mg%, Fe 149,08 mg% các vitamin. 100g mối cung cấp 560 calo.

Tính vị, công năng

  • Theo các tài liệu cổ, mối có vị ngọt nhạt, tanh ngậy, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, chống hư tổn, làm săn.
  • Đất tổ mối có tính mát, bình, không độc, trừ sang lở, tiêu sưng.

Công dụng

Cả con mối được dùng chữa suy nhược, gầy yếu, nhất là ở người cao tuổi, chủ yếu dưới dạng thức ăn – vị thuốc.

Người Mạ (Tây Nguyên) rất thích những món ăn chế biến từ mối. Có người ăn mối sống tuy thấy tanh, ngậy, sau dần ngon. Có người lại nấu canh hoặc trang với muối, ớt để ăn với cơm với vị cay và béo.

  • Theo tài liệu nước ngoài, người Ấn Độ và một số bộ lạc ở nhiều nước châu Phi cũng thích ăn mối sống, nướng hoặc rang cháy, rán giòn, rồi chấm với muối và hồ tiêu. Còn con mối chúa bụng đầy trứng thường được dành riêng cho phụ nữ mà cánh đàn ông không được ăn vì sợ ảnh hưởng đến đường sinh dục. Họ cũng chế biến mối thành nhiều món ăn – bài thuốc với hương vị độc đáo.

Nguồn: Cuốn Danh Lục Cây Thuốc Việt Nam, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại:1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x