Phân Biệt Uất Kim Và Khương Hoàng

Uất Kim Và Khương Hoàng

Uất kim và khương hoàng là 2 vị thuốc được tìm thấy ở cây nghệ vàng. Tuy vậy, chúng có tính chất khác nhau và dễ gây nhầm lẫn. Vậy sự khác nhau đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể ở bài viết dưới đây!

Đặc điểm cây nghệ vàng

Nghệ vàng là loại dược liệu dễ tìm thấy và được trồng nhiều trong vườn của các gia đình. Nghệ vàng có tên khoa học là Curcuma longa L và thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Đây là loại cây thuộc cây thân cỏ, cao khoảng 0,6 – 1m. Nghệ vàng cung cấp 2 vị thuốc là uất kim và khương hoàng.

Thân rễ nghệ hình trụ, hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng hoặc cam sẫm. Lá nghệ hình xoan, thon, nhọn ở hai đầu, hai mặt lá nhẵn. Cuống nghệ có bẹ, dài khoảng 45cm, đường kính khoảng 18cm. Hoa nghệ thường mọc thành cụm giữa các kẽ lá, có hình nón thưa. Tràng hoa có phiến, hoa màu xanh lục hoặc vàng nhạt, chia làm 3 thùy, thùy trên to. Quả nang có 3 ngăn, mở bằng 3 van, hạt có áo hạt. Củ nghệ vàng hình thành từ rễ cây nghệ, hình trụ tròn và được chia thành nhiều nhánh khác nhau. Vỏ nghệ có màu nâu xám, khi cắt ra nghệ có màu vàng tươi, mùi thơm, vị cay và hơi nồng.

Uất Kim Và Khương Hoàng
Nghệ vàng cung cấp 2 vị thuốc là uất kim và khương hoàng

Sự khác nhau giữa uất kim và khương hoàng

Thành phần chính có trong khương hoàng (thân nghệ) là curcuminiod (6%), đây là thành phần tạo màu cho nghệ. Trong đó, lượng curcuminiod chiếm khoảng từ 70-80% khối lượng. Ngoài ra, khương hoàng còn có một lượng tinh dầu giúp cho nghệ có mùi thơm, tinh bột, canxi oxalat, chất béo, nước và một số chất vô cơ. Còn đối với uất kim có chứa tinh dầu với thành phần chính gồm artumeron, zingiberen và borneol.

Uất kim và khương hoàng đều là thành phần của nghệ vàng, tuy nhiên uất kim là tên dược liệu của rễ nghệ còn khương hoàng là tên dược liệu của thân rễ cây nghệ (gọi là củ nghệ). Cũng chính vì vậy mà uất kim và khương hoàng có một số đặc điểm khác nhau như:

  • Về tính vị: Uất kim có vị cay, tính hàn và không độc, quy vào 3 đường kinh là Can, Tâm và Phế. Trong khi đó, khương hoàng có vị đắng, cay, tính ôn. Khương Hoàng quy kinh về kinh Tỳ và Can.
  • Về công năng: Đối với uất kim, công năng gồm hành khí hóa ứ, thanh tâm giải uất, lợi mật hết hoàng đản. Còn công năng của khương hoàng gồm hành khí, phá huyết và chỉ thống sinh cơ.
  • Về cách dùng: Liều lượng sử dụng của uất kim khoảng 6 – 12g/ngày, dùng dưới dạng bột hoặc sắc thuốc hoặc bôi dưới dạng dịch tươi để nhanh chóng lên da non. Đối với khương hoàng, mỗi ngày chỉ sử dụng từ 3-9g.
  • Về chủ trị: Uất kim được sử dụng để điều trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực hoặc khó thở. Hỗ trợ điều trị đau bụng sau đẻ do sản dịch chưa sạch, kết hòn cục hoặc ứ huyết do sang chấn, viêm loét dạ dày, vết thương lâu lành miệng. Đối với khương hoàng, chúng được sử dụng để hỗ trợ điều trị bế kinh, thống kinh, ngực bụng trướng đau, hôn mê nông do bệnh nhiệt, phát cuồng, nước tiểu đỏ.

Một số bài thuốc được sử dụng từ uất kim và khương hoàng

Kinh nghiệm dân gian thường sử dụng uất kim và kim hoàng trong các bài thuốc như:

  • Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều, đau bụng quanh vùng rốn: Khương hoàng, nga truật, hồng hoa, quế tăm, xuyên khung, mỗi loại 5g cùng với bạch thược, diên hồ sách, đơn bì và đương quy, mỗi loại 10g. Dùng rượu và nước mỗi thứ một nửa sắc nước uống.
  • Bài thuốc trị xơ gan: Dùng sài hồ, liên kiều, mộc hương cùng khương hoàng và uất kim mỗi loại từ 6-8g kết hợp với đương quy, bạch thược, bạch truật mỗi loại 15g, cam thảo 3g sắc uống.
  • Bài thuốc trị đau bụng ứ huyết sau sinh: Sử dụng 10g khương hoàng, 6g quế tăm, tán bột mịn, chia làm 2 – 3 lần uống chung với rượu.
  • Bài thuốc chữa táo bón: Đun sôi 10g uất kim cùng với 500ml nước trong vòng 30 phút và uống trong vòng 1 ngày. Đun ngày nào phải uống hết ngày đó.
  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn thần kinh: Dùng 250g khương hoàng, 100g phèn chua tán thành bột mịn rồi hòa vào nước cháo làm thành viên to khoảng bằng hạt bắp. Mỗi ngày dùng 50 viên cho đến khi hết bệnh.
  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính, gan viêm do trúng độc, vùng gan đau: Dùng 12-20g mỗi loại gồm: Uất kim, đan sâm, đương quy, bạch thược, đảng sâm, trạch tả, hoàng tinh, sơn dược, sinh địa, bản lam; sơn tra, tần giao, thần khúc mỗi loại đều 12-16g cùng với hoàng kỳ, nhân trần mỗi loại 20-40g. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với nước nóng trước bữa ăn.
Uất kim và khương hoàng
Uất kim và khương hoàng thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính

Lưu ý khi sử dụng uất kim và khương hoàng

Mặc dù uất kim và khương hoàng đều là những vị thuốc có công dụng chữa trị nhiều bệnh lý, nhưng một số đối tượng sau không nên sử dụng uất kim và khương hoàng để tránh những rủi ro cũng như tác dụng phụ ngoài mong muốn:

  • Người bị suy nhược cơ thể;
  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Người mắc bệnh thiếu máu;
  • Người bị bệnh trào ngược dạ dày;
  • Người chuẩn bị thực hiện phẫu thuật;

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý về liều lượng sử dụng, tránh việc lạm dụng uất kim và khương hoàng trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về uất kim và khương hoàng mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Đây là hai loại dược liệu đều từ nghệ vàng nhưng lại có những đặc điểm khác nhau, hy vọng sau khi đọc bài viết này các bạn đã có thể phân biệt được hai loại dược liệu này nhé!

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x