Rùa núi

Rùa núi

Tên tiếng Việt: Rùa vàng, Sơn quy

Tên khoa học: Testudo elongata Blyth

Họ: Rùa vàng (Testudinidae)

Công dụng: Chữa suy nhược, lao lực quá độ, mỏi mệt, nóng trong, sốt rét, ho lâu ngày, thận kém, chân tay đau nhức… Chữa điếc tai. Chữa khó thở trong bệnh tim mạch.

Mô tả

Loài rùa nhỏ. Thân ngắn bọc trong một vỏ đỏ nhiều phiến sừng hay vảy cứng ghép lại, gồm tấm giáp lưng dày và lồi gọi là mu hay mai và tấm giáp bụng phẳng là yếm. Đầu tròn, trơn nhẵn, cổ dài linh động, có thể rụt hẳn vào trong mai. Bốn chân to, hình trụ, có móng, chân trước ngắn hơn chân sau. Đuôi ngắn. Mai màu vàng nâu, đen sẫm hơn ở giữa mỗi phiến sừng. Rùa đực thường nhỏ hơn rùa cái.

Loài rùa nước (thuỷ quy – Clemmys mutica Cantor) cũng được sử dụng.

Phân bố, sinh thái

Rùa núi phân bố ở các nước Châu Á. Ở Việt Nam, rùa núi sống hoang ở vùng núi, chỗ ẩm thấp trong rừng, bờ sông rạch. Ở miền Nam, về mùa khô, rùa núi ẩn nấp trong bụi và chỉ hoạt động kiếm ăn vào mùa mưa. Thức ăn của rùa núi là động vật không xương sống, cá, sâu bọ, cỏ và quả rừng. Đẻ trứng trên cạn, vùi vào cát. Rùa núi được thu bắt quanh năm nhưng nhiều nhất vào tháng 8-12.

Bộ phận dùng

Yếm rùa có tên thuốc trong y học cổ truyền là quy bản hay quy giáp. Máu (quy huyết) và tinh trùng của rùa cũng được sử dụng.

Cách thu hoạch và chế biển yểm rùa núi

Rùa bắt về, đập chết, bóc lấy yếm, cạo hết thịt, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, được huyết bàn. Nếu cho rùa vào nước sôi để chết rồi mới bóc yếm thì được thang bản. Dược liệu là dạng phiến do nhiều mảnh nhỏ ghép lại, hình bầu dục, mép hơi cong lên, một đầu thuôn hẹp có khuyết lõm vào. Mặt ngoài có màu nâu xám sẫm, mặt trong màu vàng nhạt, chất cứng chắc, dễ gãy ở những đường nối ghép. Huyết bản trơn bóng, không có vết da bị lóc là loại tốt. Thang bản màu sẫm hơn, có vết da bị lóc là loại vừa.

Khi dùng, đem yếm đập vỡ thành những mảnh nhỏ, rổi tẩm giấm, nướng vàng (hoặc rang với cát nóng cho vàng rồi tẩm giấm), tán bột.

Yếm rùa được chế biến thành cao, dùng tốt hơn, theo cách làm sau: Ngâm yếm rùa vào nước, đun sôi trong vài giờ (có nơi ngâm vào nước phèn 5 % hoặc nưốc tro bếp). Lấy ra, cạo sạch gân, thịt còn sót lại. Tẩy bằng rượu. Đập thành mảnh nhỏ, nấu với nước 3 lần, mỗi lần một ngày, một đêm. Lọc bỏ bã. Nước lọc đem cô thành cao đặc rồi đổ khuôn.

Có khi người ta cốn nấu yếm rùa với gạc hươu nai để được quy lộc nhị tiên cao hoặc với mai ba ba để được nhị giáp cao. Có thể còn phối hợp với nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật.

Thành phần hoá học

Trong yếm rùa có chất béo, chất keo, muối Ca. Mai rùa có nhiều acid amin.

Tính vị, công năng

Theo các tài liệu cổ, yếm rùa có vị ngọt, mặn, tính bình, vào 4 kinh thận, tâm, can và tỳ, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, ích khí, mạnh gân xương, giảm đau. Máu rùa (tiết) có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ, tăng sức.

Công dụng

Từ ngàn xưa, con người đã lấy rùa làm biểu tượng cho tuổi thọ, trí tuệ và sự may mắn.

Yếm rùa

Chữa suy nhược, lao lực quá độ, mỏi mệt, nóng trong, sốt rét, ho lâu ngày, thận kém, chân tay đau nhức, trẻ em yếu xương, chậm lớn, chậm biết đi. Ngày uống 5 – 10g chia làm 2 – 3 lần dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Đối với cao quy bản, khi dùng mới cắt thành những miếng nhỏ, ăn với cháo hoặc mật ong, mỗi ngày 10 – 20 g chia làm 3 lần. Dùng liền một tháng. Quy lộc nhị tiên cao lại được ngâm rượu và mật ong, uống mỗi ngày vài chén là thuốc đại bổ tinh tuỷ, ích khí dưỡng thần. Nhị giáp cao hoà loãng trong nước cơm hâm nóng với liều 6 – 10g trị thiếu máu, háo khát. Người có máu hàn, hay bị tiêu lỏng, không nên dùng yếm rùa.

Tinh trùng rùa

Chữa điếc tai. Cách lấy tinh như sau : Đè nặng lên mu con rùa đực, đặt một cái gương trước mặt. Rùa đực tưởng trước mặt là rùa cái nên xuất tinh. Hứng lấy, nhỏ vào tai, ngày vài lần.

Máu rùa

Chữa khó thở trong bệnh tim mạch. Máu rùa pha vói rượu theo tỷ lệ 2 phần máu và một phần rượu. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.

Theo tài liệu nước ngoài, máu rùa là một vị thuốc đại bổ, làm tăng nhanh sức lực và sự dẻo dai của cơ thể một cách phi thường. Một số chuyên gia về chất kích thích thấy các nữ vận động viên Trung Quốc thường xuyên uống tiết rùa tươi, nên đã giành được nhiều thành tích vượt bậc trong các cuộc thi thể thao thế giới. Ngoài ra, ở thành phố Bénares (Ấn Độ), người ta có sáng kiến dùng rùa để làm sạch môi trường, giải quyết tình trạng ô nhiễm nặng nước sông Hằng mà hàng năm vẫn gây ra nhiều nạn dịch.

Bài thuốc có rùa núi

Dùng ở Việt Nam

Chữa mụn rò, chảy nước và mủ, lòi dom:

  • Mai rùa, mai ba ba, phèn chua (liều lượng bằng nhau) đốt tồn tính, tán nhỏ, rây mịn, rắc vào chỗ đau (Nam dược thần hiệu).
  • Chữa thận hư, di tinh, băng huyết, khí hư, ho, lưng gối đau mỏi, kiết lỵ, sốt rét lâu ngày:
  • Yếm rùa (20 g), rễ cây trung quân (20g), vỏ cây đỗ trọng nam (30 g), rễ nhàu (20g), sàm Bố Chính (20g). Tất cả thái nhỏ, sao vàng, ngâm rượu uống. Mỗi ngày 1-2 chén nhỏ.

Chữa ho lâu ngày:

Yếm rùa và đảng sâm (lượng bằng nhau) tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 – 20g.

Chữa di mộng tinh:

Cao quy bản (lOg), thục địa (16g), hoài sơn (12g), phá cố chỉ (8g, sao với rượu), thỏ ty tử ( 8g, sao), rau má (8g), vỏ rễ cây đơn đỏ (6 g, sao), khiếm thực (6g, sao). Cao quy bản hơ nóng cho chảy; thục địa giã nhuyễn. Các dược liệu khác phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn đều với cao quy bản và thục địa, rồi cho mật ong vừa đủ để làm viên 2 g. Mỗi ngày uống 10 viên. Chia làm 2 lần.

Dùng ở Trung Quốc

Chữa mất ngủ:

  • Thịt rùa (250g), táo tàu (10 quả), bách hợp (30 g). Thái nhỏ, ninh nhừ. Ăn cả nước lẫn cái.
  • Chữa suy nhược ở trẻ em, thóp chậm cứng lại:
  • Mai rùa (15g), đảng sâm (15g), cốt toái bổ (15g). Sắc lấy nước uống trong ngày.

Thuốc giảm mỡ, cholesterol trong máu, phòng u bướu:

Thịt rùa (300 g), nấm linh chi (30 g), táo tầu (10 quả). Tất cả ninh nhừ thêm gia vị, ăn cả cái lẫn nước.

Thuốc bổ, hạ huyết áp :

Thịt rùa (200g), ngưu tất (12g). Hai vị thái nhỏ, hầm nhừ, thêm gừng (5g), hành (10g), muối (5g). Ăn trong ngày.

Ghi chú:

Rùa núi là đối tượng bị săn bắt nhiều nên số lượng trong tự nhiên còn rất ít. Chỉ trong một tháng cuối năm 1995, hơn 3000 con rùa núi đã được thu hồi để trả lại thiên nhiên. Nó đã được ghi vào Sách Đỏ quốc gia để bảo vệ.

Nguồn : Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.

 

Bình luận về bài viết

  1. Tôi bị huyết áp cao và suy tim độ 2 rất khó thở.xin hỏi có thể dùng rùa đc ko.ạ và cách chế biến như thế nào ạ chỉ giúp tôi với ạ cảm ơn.

    Trả lời
    • Chào bác, suy tim độ 2 được đánh giá là mức độ nhẹ. Ở giai đoạn này, khi hoạt động gắng sức, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như khó thở, đau ngực, mệt mỏi, thở dốc… Trong y học Trung Quốc có đề cập đến, Máu rùa núi pha với rượu có tác dụng hỗ trợ bệnh tim. Tuy nhiên ạ, tài liệu về dược học được ghi chép lại ở nước ta chưa đề cập đến tác dụng này ạ. Vì vậy bác cần lưu ý trước khi sử dụng ạ. Cháu cảm ơn ạ.

      Trả lời

Nguồn: Cuốn Danh Lục Cây Thuốc Việt Nam, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại:0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x