Sâm Việt Nam – Panax Vietnamensis, Araliaceae

Sâm Việt Nam – Panax Vietnamensis, Araliaceae

Sâm Việt Nam – Panax vietnamensis, Araliaceae

Sâm Việt Nam – Panax Vietnamensis, Araliaceae

Tên khác: Sâm Ngọc linh, Sâm khu 5.

Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grushv., Araliaceae (Họ Ngũ gia bì).

Mô tả cây: Cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60 cm, có khi tới 1m. Thân rễ nạc, đường kính 1-3,5 cm, dài có thể tới 1 m, có nhiều đốt, mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hàng năm để lại, cuối thân rễ có dạng con quay. Thân khí sinh mọc thẳng đứng, màu xanh hoặc hơi tím, đường kính 5-8 mm, thường lụi hằng năm. Lá kép hình chân vịt mọc vòng, thường có từ 3-5 lá có 5 lá chét. Cụm hóa là một tán đơn, đôi khi có thêm 1-4 tán phụ. Quả nang, màu đỏ tươi thường có chấm đen ở đỉnh, 1-2 hạt, hình thận, màu trắng hay vàng nhạt. Cây ra hoa vào năm thứ 4-5; mùa hoa vào tháng 4-6; mùa quả vào tháng 7-9.

Phân bố, sinh thái: Là loài đặc hữu của Việt nam, mọc tập trung ở vùng núi Ngọc linh thuộc hai tỉnh Kontum và Quảng nam ở độ cao từ 1500-2100 m, dưới tán rừng hỗn giao có độ che phủ cao, ít dốc, dọc theo các suối ẩm, có nhiều đất mùn. Hiện nay, Sâm Việt nam được trồng bán tự nhiên ở vùng núi Ngọc linh ở độ cao 1200-2100 m thuộc hai tỉnh này.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Thân rễ và rễ củ (Rhizoma et Radix Panacis vietnamiensis), ngoài ra còn có thể dùng lá. Thu hái thân rễ và rễ củ vào năm thứ 5-6 khi cây tàn lụi, rửa sạch đất cát, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần hóa học: Thành phần hoá học chính trong rễ củ của Sâm Việt nam là saponin triterpen (>15%), chủ yếu thuộc nhóm dammaran tương tự Nhân sâm. Đặc biệt saponin cấu trúc ocotillol (majonosid R2 đại diện cho nhóm này) chiếm gần 50% tổng lượng saponin toàn phần. Ngoài ra, còn có các hợp chất polyacetylen, tinh dầu, aicd béo, acid amim, các nguyên tố vi lượng…

Tác dụng dược lý: Ở liều thấp, Sâm Việt nam kích thích nhẹ, làm tăng vận động, tăng trí nhớ, nhưng có tác dụng ức chế ở liều cao đối với hệ thần kinh trung ương. Sâm Việt nam có tác dụng chống lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực tương tự nhân sâm, làm tăng thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống, tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số lượng hồng cầu, bạch cầu bị giảm, tăng nội tiết tố sinh dục, kháng viêm, điều hoà hoạt động tim mạch, hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, giải độc gan. Tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây viêm họng.

Công dụng và cách dùng: Thân rễ và rễ của Sâm Việt nam có thể được dùng tương tự Nhân sâm làm thuốc bổ, tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực, tăng sức chịu đựng, kích thích nội tiết tố sinh dục, điều hòa thần kinh trung ương, điều hòa tim mạch, chống xơ vữa động mạch và giảm đường huyết.
Có thể dùng Sâm Việt nam làm thuốc trị viêm họng.

Ghi chú: Tên Sâm Ngọc linh chỉ nên dùng như là Sâm Việt nam với chỉ dẫn địa lý (Ngọc linh) để phân biệt với Sâm Việt nam (trồng) ở nơi khác (nếu có). Không nên dùng để chỉ chung cho loài.
Sâm Việt nam còn có 2 thứ là:

  • Panax vietnamensis Ha & Grushvitzky var. fuscidiscus K.Komatsu, S.Zhu & S.Q.Cai có ở Lai châu và ở Vân nam (Trung quốc).
  • Panax vietnamensis Ha & Grushvitzky var. langbianensis N.V. Duy, V.T Tran & L.N. Trieu có ở Lâm đồng.

Theo Khoa Dược – Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x