Thương Lục

Thương lục

Thương lục

Tên tiếng Việt: Thương lục, Thương lục nhỏ, Trưởng bất lão, Kim thất nương.

Tên khoa học: Phytolacca acinosa Roxb.

Họ: Phytolaccaceae (Thương lục).

Công dụng: Phù thũng, lợi tiểu, bạch đới, ngực bụng trướng (Rễ sắc uống).

Thương lục

Mô tả cây

  • Thương lục là một cây loại thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m. Toàn thân cây nhẵn, không có lông. Thân hình trụ tròn, hoặc hơi có cạnh màu xanh lục hoặc hơi pha màu đỏ tím. Lá đơn nguyên, có cuống, mọc so le, phiến lá hình trứng tròn, đầu nhọn, mé lá nguyên, hai mặt lá nhẵn, dài 10-38cm, rộng 13-14cm.
  • Cụm hoa hình chùm, dài 15-20cm, gồm nhiều hoa mẫu 5, màu trắng.
  • Quả mọng. Tháng 5-7: mùa quả chín. Thu hoạch từ tháng 8-10.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây thương lục mới di thực vào nước ta vào khoảng 10 năm trở lại đây. Trong nước ta vốn có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến.
  • Ngay cây thương lục tuy được di thực từ lâu nhưng cũng ít người sử dụng. Gần đây tại một vài nơi người ta thấy rễ hình củ hơi giống người cho nên có người sử dụng làm thuốc bổ với tên “sâm cao ly”. Sự thực rễ cây này phải sử dụng hết sức thận trọng vì có chất độc. Đào rễ về , cắt bỏ rễ con, rửa sạch để nguyên rễ đem phơi trong dâm mát cho đến khô. Có người muốn cho mùi vị rễ giống mùi vị nhân sâm cho nên đem ngâm rễ vào rượu 40% có pha mật ong (1kg rễ ngâm vào 250ml rượu trắng và 250ml mật ong) cho đến khi ngấm đều. Phơi hay sấy khô. Hoặc thái mỏng trước khi phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

  • Trong rễ thương lục có chất độc phytolaccatoxin C24H30O9 rất nhiều muối kali nitrat, axit oxymiristinic và chất saponozit.
  • Trong rễ cây Phytolacca decandra vốn sẵn có ở nước ta có tinh bột, đường, một glucozit, tannin, một chất saponozit, gồm chất sáp. Có tác giả còn chiết được một ancaloit gọi là phytolacxin. Trong quả có chất màu anthoxyanozit, axit phytolacxin.

Công dụng và liều dùng

  • Thương lục là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong y học cổ truyền phương đông. Người ta thấy vị thương lục được ghi chép dùng làm thuốc đầu tiên trong bộ sách “thần nông bản thảo” biên soạn vào năm 20 sau Công nguyên, nhưng được xếp vào loại hạ phẩm nghĩa có tác dụng nhưng có độc tính.
  • Theo tài liệu cổ thì vị thương lục có vị đắng, tính lạnh (hàn) có độc vào thận kinh. Có tác dụng đại tả, thuỳ ẩm ở phủ tạng, chuyên lợi tiểu tiện, dùng chữa những trường hợp tà khí ở trong bụng, thuỷ thũng và phụ nữ có thai thì cấm dùng.
  • Hiện nay người ta thường dùng vị thương lục để chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau, khó thở. Ngày dùng 3-4 g dưới dạng thuốc sắc, dùng một vị hay phối hợp với nhiều vị khác.
  • Dùng ngoài đắp lên những mụn nhọt sưng đau, không kể liều lượng.
  • Đơn thuốc có vị thương lục ghi trong sách y học cổ truyền.
  • Chữa chứng trong bụng có hòn cứng, đau đớn: Lấy bông đắp lên bụng, giã rễ thương lục tươi, vắt lấy nước tẩm vào bông hễ thấy lạnh lại thay. Đắp liên tiếp cho đến khi khỏi.
  • Chữa chứng đau cổ họng: dùng rễ thương lục nướng nóng, bọc vải chừờm vào cổ.

Chú thích

  • Tại các nước châu Âu, châu Mỹ người ta dùng lá cây Phytolacca decandra giã nát, sào nóng sát lên những nơi ghẻ, hắc lào. Rễ được dùng uống với li u 3-4g chữamột số bệnh ngoài da. Rễ có tác dụng gân nôn mửa. Toàn cây này cho nguồn tro chứa nhiều muối kali: tới 60-70% tro là muối kali.
  • Hiện nay ở Việt Nam ta một số người dùng nhầm rễ cây này với tên Nhân sâm làm thuốc bổ. Vậy đặc biệt chú ý tránh sự nhầm lẫn này.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x