Vị Thuốc Ban Tròn

Vị Thuốc Ban Tròn

Ban tròn

Tên gọi khác: cỏ vỏ lúa, ban vỏ lúa, ban tràn.

Tên khoa học: Hypericum patulum Thunb.

Họ: Ban (Hypericaceae).

Công dụng: Hạt ban tròn được giã và đắp trị rắn cắn và ong đốt. Toàn cây ban tròn được dùng chữa nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm gan, viêm thận.

Vị Thuốc Ban Tròn

Mô tả

  • Cây bụi nhỏ, cao 0,4 – 1m. Thân cành mảnh, hình trụ, vỏ ngoài màu đỏ.
  • Lá mọc đối, cuống rất ngắn, hình trái xoan hay bầu dục, dài 3 – 5 cm, gốc tròn, đầu tù hay hơi nhọn, mặt trên màu lục, mặt dưới nhạt hơn, có điểm tuyến rõ.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành ngủ, hoa lộ, 3 – 4 cái màu vàng: 5 lá dài, 5 cánh hoa, 10 – 15 nhị, bao phần nhỏ hình mắt chim.
  • Quả nang, hình trứng, đầu thót dần, dài 1-2 cm, hạt hơi cong, có mũi nhọn, dài 1,5 mm.

Phân bố, sinh thái

Chi Hypericum L. có khoảng 420 loài trên thế giới, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm. Ở Việt Nam, theo những nghiên cứu mới nhất, có khoảng 15 loại (Ngô Đức Phương, 2006), trong đó có cây ban tròn. Đó là một loài mới được ghi nhận, bổ sung cho hệ thực vật ở Việt Nam.

Ban tròn là cây ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Cây thường mọc ở ven rừng (nhất là rừng núi đá vôi), bờ mương hay đồi cây bụi. Độ cao phân bố 1300 – 2000 m (đèo Hoàng Liên Sơn). Ở các điểm phân bổ kể trên, ban tròn mọc tự nhiên trong vùng có khí hậu nhiệt đới núi cao, quanh năm mát và ẩm.

Ban tròn được phát hiện ở một số nơi thuộc vùng núi cao phía bắc như Hà Giang (huyện Đông Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ); Lai Châu (Sin Hổ) và Lào Cai (Sa Pa). Trên thế giới, loài này còn có Trung Quốc, Ấn Độ,

Bộ phận dùng

Hạt và phần trên mặt đất.

Thành phần hóa học

Các loài trong chi Hypericum L. có thành phần hóa học hết sức phong phú. Chúng chứa các nhóm chất chính như: xanthonoid, anthraquinoloid, cathechin, flavonol, coumarin, acid hữu cơ, acid amin, tinh dầu.

Tinh dầu lá của Hypericum patulum Thunb được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất và các thành phần của nó được xác định bằng cách sử dụng GC và GC-MS. 46 thành phần, 82,2% tổng thành phần tinh dầu, đã được đặc trưng. Các hydrocacbon monoterpene (62,2%) và hydrocacbon sesquiterpene (11,6%) được xác định là các phần chính của tinh dầu cùng với một lượng nhỏ diterpens (0,3%). Các thành phần phong phú nhất là β-pinen (30,2%), α-pinen (18,3%), limonene (8,4%) và α-humulene (2,3%).

Tác dụng dược lý

Hoạt tính kháng khuẩn

Cao chiết xuất với cloroform của ban tròn có hoạt tính kháng khuẩn có ý nghĩa trong thử nghiệm khuếch tán trên đĩa đối với một chủng phân lập lâm sàng Staphylococus aureus kháng methicillin.

Ức chế hồi tràng

Cao chiết xuất với ethanol 50% của toàn cây ban tròn có tác dụng ức chế co thắt trên hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholine và histamin và có tác dụng lợi tiểu.

Tác dụng bảo vệ gan

Cao nước lá ban tròn có tác dụng bảo vệ gan, ức chế quá trình xơ hoá gan. Trên mô hình gây tổn thương gan và xơ gan bằng carbon tetraclorid chuột nhắt trắng, cao nước lá ban tròn làm giảm enzym gan ALT và bilirubin, và có tác dụng ức chế xơ gan, làm giảm hàm lượng collagen ở lộ chuột điều trị với cao thuốc so với lô chuột bệnh lý đối chứng không điều trị.

Thử nghiệm in vitro

Cao methanol phần trên mặt đất của cây ban tròn được thử nghiệm in vitro về tác dụng độc hại tế bào trên các dòng tế bào HEP-2, có tác dụng độc hại tế bào mức độ vừa.

Công dụng

Ở Việt Nam, Lào, Campuchia, hạt ban tròn được giã và đắp trị rắn cắn và ong đốt.

Ở Trung Quốc, toàn cây ban tròn được dùng chữa nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm gan, viêm thận và lỵ. Rễ làm tăng tuần hoàn máu, kích thích tiết sữa, lợi tiểu.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x