Trị Cảm Cúm, Cảm Lạnh Hiệu Quả Từ Thảo Dược

Trị cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả từ thảo dược

Khi thời tiết chuyển mùa chúng ta rất dễ bị sổ mũi, cảm cúm… tuy nhiên hầu hết mọi người lại không muốn sử dụng thuốc tây trị bệnh vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Vì vậy rất nhiều người đã lựa chọn các loại thảo dược trị cảm cúm để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.

1. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo cảm lạnh, cảm cúm để điều trị sớm

Cảm lạnh là bệnh lý có thể do hàng trăm loại virus gây bệnh với các triệu chứng chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống mũi-họng (viêm họng) và các xoang (viêm xoang) trong cơ thể gây ra các dấu hiệu như: ngạt mũi, chảy mũi, sốt, ho có đờm, mệt mỏi và cảm giác hơi gai lạnh cả người. Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi trong 3-4 ngày đầu tiên và bệnh có xu hướng tự hết trong vòng 7 – 10 ngày.

Trong khi đó cảm cúm là bệnh cấp tính lây truyền qua đường hô hấp do virus cúm gây ra, thường là 2 chủng virus cúm A, B. Triệu chứng cảm cúm điển hình là: Sốt cao, ớn lạnh, vã mồ hôi, viêm họng, ho khan, đau đầu kèm theo đau cơ hay đau nhức toàn cơ thể, mệt mỏi… Triệu chứng đau nhiều chính là dấu hiệu nổi bật của cảm cúm để phân biệt với bệnh cảm lạnh thông thường. Đối với trẻ em mắc cảm cúm thường đau đầu, đau cơ, đau khắp mình mẩy… từ đó trẻ sẽ quấy khóc hoặc bị kích thích nhiều.

Một số đặc điểm cụ thể giúp người bệnh nhận biết cảm lạnh, cảm cúm như sau:

Các biểu hiện của bệnh cảm lạnh thường diễn ra ngắn ngày hơn so với cảm cúm (3-4 ngày), thường chỉ đi kèm chảy nước mũi và sốt nhẹ. Cảm cúm kéo dài ngày hơn, kèm với sốt cao, run rẩy và đau cơ. Cảm cúm cũng sẽ khỏi bệnh trong 5-7 ngày khi người bệnh nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước.

Bệnh cảm cúm có tốc độ lây lan nhanh qua đường hô hấp, ai cũng có thể mắc bệnh cảm cúm, tuy nhiên các đối tượng như người già, trẻ em, thai phụ nếu mắc cảm cúm dễ gặp phải các biến chứng nặng hơn như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi…

2. Trị cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả từ thảo dược

2.1. Húng quế

Húng quế là một loại thảo dược trị cảm cúm rất dễ tìm và thường xuất hiện trong đời sống hàng ngày. Húng quế là loài cây phát triển mạnh nhất vào mùa hè. Húng quế có tác dụng hạ sốt rất hiệu quả, giảm các triệu chứng cảm và ho rất tốt khi được dùng bằng cách nhai nhuyễn hoặc hãm lá húng quế cùng với nước sôi.

Húng quế trị cảm

Húng quế là một loại thảo dược trị cảm cúm rất dễ tìm

2.2. Hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen là gia vị có thể bắt gặp trong bất cứ căn bếp nào, tuy nhiên không phải ai cũng biết đây còn được xem là một loại thảo dược trị cảm cúm hiệu quả. Hạt tiêu đen có công dụng giảm lượng đờm sinh ra khi ho, chúng ta có thể nhận được công dụng tuyệt vời của loại thảo dược giải cảm này khi thêm nó vào nước dùng xương cho bệnh nhân ăn hoặc thêm vào các loại nước canh trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt nên sử dụng loại gia vị này trong những mùa thời tiết lạnh giá.

Hạt tiêu trị cảm

2.3. Bạc hà

Bạc hà là vị thuốc thường dùng trong các bài thuốc đông y với công dụng kích thích đổ mồ hôi và hạ sốt hiệu quả. Bệnh nhân cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể sử dụng bạc hà tươi như một loại rau thơm trong món salad hoặc dùng như một loại trà giúp đánh bại chứng cảm lạnh trong mùa đông. Lưu ý không sử dụng lá bạc hà trong trường hợp bệnh nhân ra nhiều mồ hôi và không dùng bạc hà cho trẻ sơ sinh.

bạc hà trị cảm

2.4. Quế

Quế vừa là một gia vị tạo mùi thơm đặc trưng cho các món ăn, vừa là một loại dược liệu có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả, vì vậy quế cũng được xem là một loại thảo dược trị cảm cúm rất tốt. Quế mang lại tác dụng làm ấm cơ thể, giúp giảm tắc nghẽn chất nhầy do cảm lạnh và cảm cúm. Loại thảo dược trị cảm cúm này có thể sử dụng trong các loại thức ăn hoặc trộn bột quế với mật ong. Quế an toàn với hầu hết mọi người tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai không nên sử dụng quế để làm thuốc.

quế trị cảm

2.5. Tỏi

Tỏi từ lâu được xem là một vị thuốc tốt với sức khỏe, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc để điều trị bệnh. Công dụng chính của loại dược liệu này là kháng virus, kháng viêm, kháng nấm và có thể ngăn ngừa cảm lạnh hiệu quả. Cách sử dụng tỏi giải cảm cũng rất đơn giản, chỉ cần giã nát tỏi tươi để lấy phần nước, sau đó pha loãng với nước sạch và cho thêm chút muối để tra mũi.

toir trị cảm

>>> Xem thêm: Tinh dầu tỏi Allium – Giảm mỡ máu, tăng sức đề kháng

2.6. Gừng

Gừng được xem là một loại thảo dược trị cảm cúm hiệu quả. Trong rất nhiều công dụng thì nổi bật nhất là gừng giúp cơ thể ra mồ hôi nên mang lại hiệu quả rất tốt mỗi khi chúng ta sốt cao. Ngoài ra, gừng giúp giảm các triệu chứng khác của bệnh cảm cúm. Chúng ta có thể dùng gừng để giải cảm theo cách sau: Pha 1⁄2 muỗng cà phê bột gừng vào nước sôi, để 10 phút rồi gạn lấy phần nước trong để uống hoặc súc miệng.

Tuy nhiên cần lưu ý, mặc dù gừng được xem là một loại gia vị an toàn khi nấu ăn nhưng nếu đang mang thai hoặc mắc bệnh lý sỏi mật thì người bệnh không nên sử dụng gừng để làm thuốc.

Gừng được xem là một loại thảo dược trị cảm cúm hiệu quả.

2.7. Sả

Sả vừa là một loại gia vị phổ biến để chế biến nhiều món ăn vừa là một vị thuốc Đông y, đặc biệt nó được xem như một loại thảo dược giải cảm. Theo Đông y, sả có vị cay, tính ấm vào 2 kinh Phế và Vị nên thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa cảm lạnh hoặc trị ho do lạnh… Người bệnh có thể dùng 5-6 củ sả tươi hoặc một muỗng sả khô hãm với nước sôi và dùng dần. Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng loại thảo dược giải cảm này để tắm bằng cách đựng sả đã cắt nhỏ trong một túi nhỏ và thả vào trong nước ấm.

SẢ

2.8. Tía tô giải cảm

Tía tô là một loại thảo dược trị cảm cúm hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc với 15-20g tía tô tươi, 6-10g gừng tươi và 20-30g đường đỏ. Sau đó cho gừng và tía tô đun sôi với 300ml nước trong 20 phút rồi cho đường đỏ vào khuấy đều và uống khi còn ấm nóng. Bài thuốc với tía tô này có tác dụng tân ôn, giải biểu, tuyên phế, tán hàn nên rất hiệu quả với chứng cảm lạnh gây ho, sốt, không ra mồ hôi và chảy nước mũi…

TÍA TÔ

Bên cạnh đó, để sử dụng tía tô giải cảm, người bệnh có thể xông hơi bằng cách đun cả cành, lá và thân cây tía tô với 1 lít nước, sau đó tiến hành xông. Hơi nước từ lá tía tô mang theo các hoạt chất kháng viêm, chống vi khuẩn sẽ đi vào đường hô hấp và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm và sổ mũi.

3. Phòng ngừa nhiễm bệnh cảm lạnh và cảm cúm

Cách phòng ngừa cảm cúm tốt nhất là tiêm vắc xin ngừa cúm hàng năm cho cả trẻ em và người lớn;

Tăng cường sức đề kháng để giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh;

Tạo thói quen vệ sinh tay thường xuyên, kỹ lưỡng để giữ cho vùng tai mũi họng luôn sạch sẽ;

Giữ vệ sinh nhà cửa, thường xuyên khử trùng các vật dụng trong nhà như tay nắm cửa, lan can, đồ chơi trẻ nhỏ… để hạn chế nguy cơ nhiễm vi rút;

Bổ sung nhiều nước, tăng cường nhiều rau quả tươi và bổ sung dinh dưỡng tăng hệ miễn dịch;

Thường xuyên tập thể dục, duy trì thói quen ngủ đủ giấc, hạn chế tối đa căng thẳng và xây dựng giờ giấc sinh hoạt hợp lý;

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người có triệu chứng cảm cúm. Khi nhiễm bệnh thì hạn chế tiếp xúc với người khác.

 

>>> Xem thêm: 7 mẹo dân gian chữa hen phế quản tại nhà

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x