4 Chấn Thương Nghiêm Trọng Khi Chạy Bộ Bạn Cần Lưu Ý

4 Chấn thương phổ biến khi chạy bộ

Khoảng 80% người chạy bộ gặp phải chấn thương mỗi năm trong lúc tập luyện hoặc thi đấu. Phần lớn các chấn thương xảy ra do tập luyện với cường độ quá mức hoặc không đúng kỹ thuật, phương pháp. Dưới đây là 4 loại chấn thương phổ biến nhất mà bạn nên cẩn thận để không gặp phải.

4 Chấn thương phổ biến khi chạy bộ

1. Căng cơ

Căng cơ là hiện tượng xảy ra khi cơ bắp bị kéo căng quá mức hay thậm chí rách các sợi gân, thường gặp ở bắp chân, cơ háng, cơ tứ đầu đùi hay khoeo chân. Nguyên nhân dẫn đến căng cơ khi chạy bộ có thể bao gồm không khởi động trước, chạy quá sức hay thay đổi tư thế đột ngột…

2. Bong gân mắt cá chân

Khi chạy bộ, người tập khó tránh việc gặp các chướng ngại vật, thậm chí đôi khi gây vấp ngã và dẫn đến kéo dãn hay rách dây chằng xung quanh mắt cá chân gây đau đớn, khó chịu. Chấn thương này được gọi là bong gân mắt cá chân.

3. Đau cẳng chân

Đau xương cẳng chân khi chạy bộ biểu hiện bằng triệu chứng đau phía trước trong ở phần dưới cẳng chân, dọc xương chày. Nguyên nhân dẫn đến một trong các chấn thương khi chạy bộ này là do chạy với cường độ quá cao hoặc thay đổi chế độ tập luyện đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi. Đặc biệt, người cơ địa bàn chân phẳng có nguy cơ đau xương cẳng chân khi chạy cao hơn bình thường.

Cơn đau xương cẳng chân sẽ kéo dài hay ngày càng nặng hơn nếu người tập vẫn cố gắng tiếp tục chạy. Hành động này là không tốt, thay vào đó người tập cần nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng chấn thương trước khi chạy bộ trở lại sau một thời gian.

4. Rạn xương

Việc liên tục tác động lớn hơn giới hạn chịu đựng của xương chân thì các vết nứt nhỏ sẽ xuất hiện. Cơn đau ngày càng rõ ràng và tồi tệ hơn.

Làm gì để phòng ngừa chấn thương khi chạy bộ?

Theo các Y, Bác sĩ Y Học Cổ Truyền bạn có thể dễ dàng phòng ngừa chấn thương khi chạy bộ với một số mẹo nhỏ như sau:

✔ Luôn khởi động, giãn cơ thật kỹ lưỡng trước khi chạy

✔ Nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo

✔ Kết hợp nhiều bài tập với nhau, như đạp xe, bơi lội…

✔ Lập kế hoạch tập luyện điều độ, khoa học

✔ Tăng cường tập luyện sức mạnh thể chất cũng như sức bền

✔ Lựa chọn quần áo, giày chạy phù hợp

✔ Không để cơ thể mất nước, hãy chuẩn bị sẵn chai nước gần chỗ luyện tập.

Trong quá trình tập luyện, hoạt động thể chất việc gặp phải các chấn thương ít nhiều bạn có thể gặp. Các chấn thương có thể tùy mức độ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động hàng ngày. Vì thế, để tránh các chấn thương thể thao thì bạn cần tuân thủ đúng các nguyên tắc, khởi động thường xuyên,…. Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng, tuyệt đối không chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x