Cây Thiên Hoa Phấn – Đặc Điểm, Tác Dụng Và Bài Thuốc Trị Bệnh

cây thiên hoa phấn

Thiên hoa phấn hay còn được biết đến là rễ qua lâu, có tính hàn, mang lại công dụng thanh phế nhiệt, nhuận phế hóa đờm, sinh tân, giải độc, tống mủ, làm tan tụ ứ,… Cây thiên hoa phấn thường được sử dụng phối hợp với những dược liệu khác trong Đông y nhằm hỗ trợ điều trị cho một số bệnh như tiểu đường, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, viêm họng mãn tính, sốt rét, mụn nhọt,…

1. Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Thiên hoa phấn, Qua lâu, Dưa trời, Dưa núi, Hoa bát, Vương qua, Dây bạc bát, Bát bát trâu.
  • Tên khoa học: Trichosanthes kirilowii Maxim.
  • Họ: Bầu bí – Cucurbitaceae.
  • Công dụng: Chữa đái tháo đường, hoàng đản, viêm tuyến sữa, mụn lở có mủ, chữa sốt nóng, miệng khô khát, vàng da.

2. Mô tả cây thiên hoa phấn

Thiên hoa phấn là phần rễ củ của cây qua lâu, hay còn được gọi là dây bạc bắt hoặc dưa trời, thuộc họ bầu bí và có tên khoa học là Trichosanthes kirilowii Maxim. Thiên hoa phấn có chiều dài từ 8 – 16cm và đường kính ước chừng khoảng 1,5 – 5,5cm.

Bên ngoài rễ qua lâu có màu xanh vàng hơi nâu hoặc vàng trắng, đặc trưng với những nếp nhăn chạy theo chiều dọc. Bên cạnh đó, các mao mạch trong lõi và sẹo rễ con của thiên hoa phấn phát triển hơi lõm ngang.

cây thiên hoa phấn

Ở nước ta, thiên hoa phấn thường mọc nhiều ở mé đường vùng núi hoặc các bãi đất hoang. Rễ qua lâu có dạng đặc cứng, bên trong chứa nhiều tinh bột màu trắng hoặc hơi vàng cùng chất nhầy, điển hình là Trichosanthin karasurin.

Vào mùa đông, người ta thường bắt đầu thu hoạch thiên hoa phấn. Rễ sau khi được lấy về sẽ loại bỏ sạch lớp bên ngoài và cắt thành từng đoạn nhỏ. Đối với những rễ qua lâu to sẽ được bổ dọc, riêng rễ nhỏ giữ nguyên. Thiên hoa phấn thường được phơi hoặc sấy khô, sau đó bảo quản bằng cách xông diêm sinh.

Trong Đông y, thiên hoa phấn có vị đặc trưng ngọt nhẹ, không mùi, tính hàn, giúp giảm đau, sinh tân dịch, nhuận táo, chỉ khát, chữa miệng khô khát, sốt nóng, lở ngứa, viêm tấy hoặc hoàng đản. Vị thuốc này thường được dùng dưới dạng bột, sắc lấy nước hoặc giã nát để điều trị nhiều bệnh.

3. Tác dụng cây thiên hoa phấn

Trong cây thiên hoa phấn có chứa nhiều thành phần hoá học tốt cho sức khỏe, bao gồm Karasurin A, B, C, T 33, Trichosanthin, Glucose, Fructose, Galactose, Xylose, Manose, Cucurbitacin B và D. Một số tác dụng dược lý phổ biến mà rễ qua lâu mang lại như hoá đờm, mát phổi, chữa khát, tăng bài tiết tân dịch, tống mủ khi bị mụn nhọt, lở độc, mạch lươn, làm tan ứ tụ. Dưới đây là một số bệnh lý mà cây thiên hoa phấn có thể hỗ trợ phòng ngừa và điều trị hiệu quả, bao gồm:

3.1. Phòng chống bệnh ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy, chất Trichosanthin có trong thiên hoa phấn giúp mang lại công dụng ngăn ngừa nhiều dòng tế bào ung thư hiệu nghiệm. Bên cạnh đó, chất Acid bryonolic và Cucurbitacin D trong vị thuốc cũng góp phần phòng chống các bệnh ung thư nhờ phát huy khả năng gây chết tế bào.

ung thư

3.2. Hỗ trợ giảm nồng độ Lipid cao trong máu

Thiên hoa phấn khi phối hợp dùng chung với các dược liệu khác như đại hoàng và nhân sâm có thể làm chậm lại quá trình xơ vữa động mạch thông qua ức chế tình trạng rối loạn Lipid máu. Mặt khác, sử dụng rễ qua lâu đúng cách cũng góp phần làm giảm mức LDL – C và Triglyceride hiệu quả. Đặc biệt, thiên hoa phấn còn làm giảm nồng độ Cytokine, mang lại tác dụng chống viêm, đồng thời ức chế phát triển cơ trơn và cải thiện đáng kể chức năng nội mô.

3.3. Hỗ trợ đẩy lùi bệnh tiểu đường

Thành phần Lectin từ cây thiên hoa phấn được chứng minh có khả năng làm hạ mức đường huyết cao ở những bệnh nhân bị tiểu đường phụ thuộc Insulin. Không chỉ vậy, các chất thuộc nhóm Polysaccharide trong rễ qua lâu, chẳng hạn như Galactose, Glucose, Xylose, Manose và Fructose cũng được nghiên cứu chỉ ra có tác dụng giảm lượng đường trong máu, giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 kiểm soát tốt đường huyết. Nhờ vậy, nguy cơ gặp các biến chứng đái tháo đường thuyên giảm đáng kể.

3.4. Hỗ trợ khắc phục tình trạng viêm gan

Các trường hợp viêm gan B đã nhận được tin vui rằng vị thuốc thiên hoa phấn có tác dụng hỗ trợ điều trị rất hữu ích. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, chiết xuất rễ qua lâu có thể làm giảm các triệu chứng hay biểu hiện của kháng nguyên lõi viêm gan B (HBeAG) trong tế bào và kháng nguyên bề mặt (HBsAg).

3.5. Điều trị mang thai ngoài tử cung

Chất Trichosanthin của cây thiên hoa phấn mang lại tác dụng gây sảy thai, giúp điều trị hiệu quả cho những trường hợp bị mang thai ngoài tử cung hoặc có sẹo mổ lấy thai yêu cầu chấm dứt thai kỳ. Bên cạnh đó, trong rễ qua lâu còn chứa một số protein kích thích sảy thai. Ngoài ra, một số thử nghiệm gân đây cũng đã cho thấy vị thuốc này có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, kháng vi rút và chống suy thận cấp.

4. Tổng hợp những bài thuốc trị bệnh từ cây thiên hoa phấn

cây thiên hoa phấn

Trong Đông y, thiên hoa phấn thường được sử dụng phối hợp trong những bài thuốc điều trị bệnh dưới đây:

4.1. Phương thuốc chữa sốt nóng, vàng da, miệng khô khát

  • Chuẩn bị dược liệu: Thiên hoa phấn (8g) và rễ cây é lớn đầu (8g).
  • Cách làm: Thái nhỏ cả hai vị thuốc trên, sau đó đem phơi khô và sắc với khoảng 200ml nước. Bỏ bã, thu lấy 50ml nước thuốc và uống ngay khi còn ấm. Ngày sử dụng một thang thuốc cho tới khi bệnh thuyên giảm.

4.2. Phương thuốc chữa sốt rét

  • Chuẩn bị dược liệu: Thiên hoa phấn (8g), sài hồ (8g), quế chi (8g), mẫu lệ (12g), can khương (6g), hoàng cầm (8g) và cam thảo (6g).
  • Cách làm: Sắc các vị thuốc trên với lượng nước vừa đủ, uống ngày một thang để sớm khỏi bệnh.

4.3. Phương thuốc trị bệnh quai bị

  • Chuẩn bị dược liệu: Thiên hoa phấn (8g), cát căn (12g), cát canh (8g), ngưu hoàng (12g), thạch cao (16g), liên kiều (8g), hoàng cầm (8g), sài hồ (4g), cam thảo (4g) và thăng ma (8g).
  • Cách làm: Sắc các vị thuốc trên để lấy phần nước thuốc đặc. Bỏ bã thuốc, chia nước thuốc thành 3 phần đều nhau và uống 3 lần / ngày, mỗi ngày đều đặn một thang cho tới khi khỏi bệnh quai bị.

4.4. Các phương thuốc hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Đối với những bệnh nhân mắc đái tháo đường có thể tham khảo một số bài thuốc làm từ thiên hoa phấn kết hợp cùng các thảo dược quý khác dưới đây để sớm kiểm soát tốt hơn mức đường huyết:

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị thiên hoa phấn (8g), hoài sơm (20g), thạch hộc (12), kỷ tử (20g), thục địa (20g), sơn thù (8g), sa sâm (8g) và đơn bì (12g). Đem sắc tất cả các dược liệu trên với nhau nhiều lần để thu được phần nước cốt đặc. Uống nước thuốc bỏ bã trong ngày, mỗi ngày sử dụng một thang.
  • Bài thuốc số 2 (Ngọc hồ hoàn): Chuẩn bị cây thiên hoa phấn (16g), phục linh (16g), hoàng liên (30g) và đương quy (16g). Trộn đều các dược liệu và đem tán thành bột mịn để làm thành viên hoàn. Uống 12 – 16g / ngày cùng với nước sắc bạch mao căn.
  • Bài thuốc số 3 (Ngọc tuyền tán): Chuẩn bị thiên hoa phấn (30g), cam thảo (8g), sinh địa (30g), ngũ vị tử (16g), cát căn (16g) và mạch môn (16g). Trộn đều các vị thuốc và đem nghiền thành bột. Mỗi ngày, sắc 10g bột thuốc cùng 20g gạo tẻ để lấy nước uống lúc còn ấm.
  • Bài thuốc số 4 (Tăng dịch thang): Chuẩn bị thiên hoa phấn (12g), hoàng cầm (12g), cam thảo (4g), mạch môn (12g), sa sâm (16g), tang bạch bì (12g) và cát canh (4g). Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm họng hạt có thể bổ sung thêm vị thuốc xạ can (8g), đối với họng khô thêm huyền sâm (12g) và thanh hộc (16g). Để điều trị có đờm khó khạc, bệnh nhân nên thêm bối mẫu (6g) và qua lâu (8g). Mỗi ngày sắc một thang các vị thuốc trên để sớm điều trị khỏi bệnh.

4.5. Phương thuốc chữa thấp khớp

  • Chuẩn bị dược liệu: Thiên hoa phấn (12g), thổ phục linh (12g), kê huyết đằng (12g), thạch cao (12g), cốt toái bổ (12g), đơn sâm (12g), sinh địa (12g), uy linh tiên (12g), hy thiêm (12g), khương hoạt (12g), độc hoạt (12g), rau má (12g), cam thảo (4g) và bạch chỉ (8g).
  • Cách làm: Sắc tất cả thảo dược trên với 600ml nước. Đun trên lửa nhỏ cho tới khi thu được phân nửa nước thuốc thì bỏ bã, chia thành 3 lần / ngày, ngày uống một thang cho tới khi thuyên giảm tình trạng thấp khớp.

4.6. Phương thuốc trị tắc sữa

Những phụ nữ sau sinh bị tắc sữa có thể khắc phục tình trạng trên bằng việc áp dụng một trong hai bài thuốc từ thiên hoa phấn dưới đây:

  • Bài số 1: Chuẩn bị đủ thiên hoa phấn (8g), thông thảo (6g), xuyên sơn giáp (8g), đương quy (8g), sài hồ (8g), bạch thược (12g), cát cánh (6g) và thanh bì (6g). Sắc các vị thuốc với nước, uống đều đặn ngày một thang.
  • Bài số 2: Chuẩn bị đầy đủ thiên hoa phấn (12g), chân giò heo và xuyên sơn giáp rang phồng (12g). Tán thành bột mịn thiên hoa phấn và xuyên sơn giáp, sau đó ninh với chân giờ cho tới khi chín nhừ. Uống nước và ăn cả cái khi thuốc còn nóng. Kiên trì áp dụng chị em sẽ sớm thoát khỏi tình trạng tắc sữa.

4.7. Phương thuốc khắc phục mụn nhọt lâu ngày không hết

  • Chuẩn bị dược liệu: Thiên hoa phấn (8g), ý dĩ (10g) và bạch chỉ (10g).
  • Cách làm: Sắc ba vị thuốc trên với nước hoặc tán mịn thành bột để uống với nước ấm. Sử dụng mỗi ngày với liều một thang tới khi hết mụn nhọt.

4.8. Phương thuốc chữa viêm họng mãn tính

  • Chuẩn bị dược liệu: Thiên hoa phấn (12g), sa sâm (16g), tang bạch bì (12g), hoàng cầm (12g), cát cánh (4g), cam thảo (4g) và mạch môn (12g). Trường hợp viêm họng có đờm khó khác nên thêm qua lâu (8g), đối với người bị viêm họng hạt thêm xạ can (8g) và họng khô thêm thạch lộc (16g) cùng huyền sâm (12g).
  • Cách làm: Sắc tất cả dược liệu với 600ml nước cho tới khi thu được phân nửa. Uống nước thuốc khi còn ấm nóng với liều lượng ngày một thang cho đến khi các triệu chứng viêm họng mãn tính biến mất.

4.9. Phương thuốc hỗ trợ điều trị ung thư phổi

Dưới đây là hai bài thuốc từ thiên hoa phấn phối hợp với những dược liệu khác trong Đông y có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi bệnh ung thư phổi, cụ thể:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị đầy đủ thiên hoa phấn (12g), sa sâm (12g), sinh địa (12g), ngư tinh thảo (10g), thái tử sâm (16g), xuyên bối mẫu (12g), thạch hộc (12g), bạch truật (12g), mạch môn (12g), tử uyển (12g), bán hạ chế (10g), trần bì (8g). Sắc các vị thuốc trên để lấy nước đặc uống, mỗi ngày đều đặn một thang, dành cho thể khí âm lưỡng hư.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị đầy đủ thiên hoa phấn (20g), tang diệp (20g), bồ công anh (10g), sa sâm (15g), kim ngân hoa (15g), ngọc trúc (20g), cam thảo (6g), thổ bối mẫu (15g), tang diệp (20g), mạch môn (20g), cúc hoa dại (15g) và bạch biển đậu (20g). Sắc các vị thuốc trên chung một ấm, uống luôn khi còn nóng, sử dụng liều lượng một thang mỗi ngày, dành cho thể âm hư nhiệt độc.

Nguồn: Tổng hợp

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 0869 111 269
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x