Cam Thảo – Glycyrrhiza Uralensis, Fabaceae

Cam Thảo – Glycyrrhiza Uralensis, Fabaceae

Cam thảo – Glycyrrhiza uralensis, Fabaceae

Cam Thảo – Glycyrrhiza Uralensis, Fabaceae

Tên khác: Diêm cam thảo, Sinh cam thảo,…

Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch. (Cam thảo bắc), Glycyrrhiza glabra L. (Cam thảo Âu, Cam thảo nhẵn và Glycyrrhiza inflata Bat., Fabaceae (họ Đậu).

Mô tả cây:

Glycyrrhiza uralensis Fisch. Cây thảo sống lâu năm, cao 0,30-1 m. Rễ dài có màu vàng nhạt. Thân có lông mềm, lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 9-17 lá chét, lá chét hình trứng, mép nguyên. Hoa màu tím nhạt mọc thành chùm bông ở kẽ lá; tràng hoa hình cánh bướm. Quả đậu, cong hình lưỡi liềm, dài 3-4 cm, rộng 6-8 mm, nâu đen, có lông cứng, dày, chứa 2-8 hạt nhỏ, dẹt, màu nâu bóng. Mùa hoa: tháng 6-7; mùa quả: tháng 8-9.

Glycyrrhiza glabra L. Rất giống loài trên, khác ở chỗ lá chét thuôn dài; hoa màu xanh lơ nhạt; quả rất dẹt, thẳng hoặc hơi cong, dài 2-3 cm, rộng 3-4 mm, nhẵn bóng hoặc có lông ngắn, ít hạt hơn (2-4 hạt). Mùa hoa: tháng 6-8, mùa quả: tháng 7-9.

Phân bố, sinh thái: Chi Glycyrrhiza phân bố ở vùng á nhiệt đới, ôn đới ấm ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Phi, trong đó tập trung chủ yếu ở Trung Á. Cây ưa sáng, chịu khô hạn cao, sống được trên nhiều loại đất. Cây trồng được thu hoạch sau 5 năm. Ở nước ta, Cam thảo bắc được nhập chủ yếu từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Rễ (Radix Glycyrrhizae) để nguyên vỏ hoặc cạo lớp bần, phơi khô.

Thành phần hóa học: Saponin:glycyrrhizin (6 –14%) tồn tại ở dạng muối Ca và Mg trong cây, có độ ngọt gấp 60 lần saccarose.

Flavonoid: liquiritin, isoliquiritin, liquiritigenin, isoliquiritigenin. Các dẫn chất coumarin: umbeliferon, herniarin… Ngoài ra còn có các hợp chất có tác dụng estrogen có nhân sterol với hàm lượng thấp.

Tác dụng dược lý: Saponin trong cam thảo có tác dụng giảm ho, long đờm, tác dụng chống loét dạ dày, ức chế tác dụng gây tăng tiết dịch vị của histamin, chống viêm và chống dị ứng. Thành phần flavonoid của cam thảo có tác dụng kháng Helicobacter pylori trên thực nghiệm.

Công dụng và cách dùng: Cam thảo sống dùng chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng, đau dạ dày, ngộ độc. Chích thảo có tác dụng bổ, chữa tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, mệt mỏi, kém ăn. Dùng dưới dạng bột, thuốc hãm, nước sắc và cao mềm.

Theo Khoa Dược – Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Y DƯỢC QUANG MINH

  • Địa chỉ: Liên Bạt, Ứng Hoà, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900 636 891
  • Email: DongYDuocQuangMinh@gmail.com
  • Website: DongYQuangMinh.vn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x