Hệ Thần Kinh Ngoại Vi Và Độ Căng Của Cơ Có Liên Quan Gì Đến Gan?

Hệ thần kinh ngoại vi trong cơ thể

Một trong những cách tuyệt vời nhất đề hiểu rõ bản chất của chức năng Gan, theo những chỉ dẫn của nghệ thuật chữa lành phương Đông, chính là việc nhận ra chức năng Gan bao gồm cả các chức năng của hệ thần kinh ngoại vi trong cơ thể.

Hệ thần kinh ngoại vi bao gồm các dây thần kinh tỏa ra từ hệ thần kinh trung ương, bao gồm các dây thần kinh phân bố bên trong các nội tạng và mô của cơ thể, tay, chân , mặt, và cơ quan sinh dục.

Khi năng lượng Gan hoạt động một cách hợp lý, dòng năng lượng trong hệ thần kinh sẽ luân chuyển một cách suôn sẻ. Khi chức năng nay bị tắc nghẽn, tức bị tụ khí, sẽ gây ra căng cơ. Đây là một hội chứng cực kỳ nghiêm trọng. Khi chức năng gan gặp trục trặc, vì chúng ta thường xuyên thất vọng và giận dữ, hoặc khi Gan bị nhiễm độc, sẽ xảy ra sự căng cơ.

Sự căng cơ này sẽ biểu hiện bất cứ khi nào cơ thể yếu đi.

Ví dụ, khi Phổi mất cân bằng, sự căng sẽ biểu hiện dọc theo đường kinh lạc ở Phổi và xung quanh các khu vực trực tiếp liên quan đến Phổi, cũng như các mô hoạt động xung quanh. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với bất kỳ nội tạng nào khác.

Sự căng cơ thường nghiêm trọng nhất ở những khu vực được đặc biệt kiểm soát bởi Gan và kinh lạc nối với Gan. Ví dụ, người ta thường nói rằng Gan kiểm soát phần Gáy. Đường kinh lạc chính của Gan, tự thân nó không thật sự đi qua phần Gáy, mà là đường kinh lạc của túi mật.

Túi mật nằm trong hệ Gan, cùng mang tính dương như Gan. Khi Gan căng thẳng và “nóng lên”, túi mật sẽ trở nên dương hơn nữa. gây ra sự căng cơ ở phần Gáy. Điều này sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều cơn đau dữ dội, kéo dài ở vùng vai gáy, hàm, và đau đầu. (Phần lớn các chứng đau đầu còn được gọi là đau đầu do túi mật, gây ra do sự tắc nghẽn hoặc ức chế khi Gan không được hoạt động một cách tự do và thoải mái.)

Khi Gan thất bại trong việc điều tiết hệ thần kinh một cách hợp lý, hệ thần kinh ngoại vi sẽ trở nên khó kiểm soát

Những cơn co thắt, chuột rút, co giật, chóng mặt, tê liệt và tăng huyết áp sẽ kéo đến. Ví dụ, các cơn đau đầu nhìn chung là do sự co thắt của mạch máu và cơ ở phần đầu, cổ, mặt và mắt. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh Gan, gây ra bởi sự mất cân bằng trong hệ thần kinh ngoại vi.

Chuột rút ở chân, đau bụng trong thời kì kinh nguyệt, co thắt cơ lưng, đau vai gáy mãn tính, co giật, cứng hàm (hội chứng khớp thái dương hàm), loạn dưỡng cơ, đại tràng co cứng,… đều là biểu hiện của rối loạn chức năng gan.

Tình trạng thiếu kiểm soát của hệ thần kinh ngoại vi này, trong Đông Y còn được gọi là nhiễm phong. Giống như khi gió thổi, năng lượng đi qua hệ thống một cách hỗn loạn. Say rượu cũng là một tình trạng bị phong, và co giật cũng vậy.

Theo Trí Tuệ Cổ Xưa Của Nền Y Dược Trung Hoa,

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x